Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thống kê mới nhất cho thấy, trong khi tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt gần 100% thì tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt rất thấp.


Bảng thống kê dưới đây cho thấy điều đó:
Nội dung |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
Nhà trẻ |
12,3% |
18,7% |
16,6% |
18,4% |
Mẫu giáo |
67,9% |
77,4% |
78,1% |
82% |
Mẫu giáo 5 tuổi |
98,5% |
99,7% |
99,6% |
99,8% |
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhìn nhận, cấp học giáo dục mầm non trong các năm qua đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là ở cấp mẫu giáo 5 tuổi. Tỷ lệ học sinh tham gia các cấp học mầm non, đặc biệt lớp mẫu giáo, đang có xu hướng tăng lên, phản ánh sự cải thiện về nhận thức cộng đồng và nỗ lực của ngành Giáo dục trong việc phát triển hệ thống mầm non.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tham gia nhà trẻ vẫn còn hạn chế, cần có những giải pháp toàn diện để khuyến khích các bậc phụ huynh cho trẻ tham gia giáo dục mầm non từ sớm, bảo đảm cho tất cả trẻ em có cơ hội học tập và phát triển ngay từ khi còn nhỏ.
Liên quan đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, hằng năm, Sở GD&ĐT đều có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non, trong đó đặc biệt quan tâm hướng dẫn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ bảo đảm có chất lượng.
Hằng năm, Sở GD&ĐT đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm giám sát việc triển khai thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, công tác bán trú, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và việc thực hiện các chính sách đối với trẻ em, giáo viên mầm non.
Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nghiêm túc công tác y tế trường học như quản lý và chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền về giáo dục sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
100% các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức bán trú sử dụng phần mềm dinh dưỡng để thiết lập dưỡng chất, xây dựng thực đơn, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Bữa ăn của trẻ được quản lý chặt chẽ về chất lượng, đáp ứng các yêu cầu điều kiện an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, đa dạng thực phẩm.
Số bữa ăn đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, thời gian tổ chức ăn cho trẻ thực hiện theo lịch sinh hoạt hằng ngày bảo đảm đúng quy định tại Chương trình giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT đánh giá, chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại đa số các trường mầm non, mẫu giáo tư thục và các nhóm, lớp độc lập chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân chính là do tỷ lệ bố trí giáo viên/lớp chưa bảo đảm theo quy định, cụ thể là tỷ lệ giáo viên/lớp hiện nay đạt dưới 2 giáo viên/lớp. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lực giảng dạy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục và làm giảm hiệu quả trong việc triển khai chương trình.
Đặc biệt, hiện toàn tỉnh còn thiếu 351 giáo viên mầm non so với định mức, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non, làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc này cũng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, cũng như tạo môi trường học tập tốt nhất cho trẻ em.
Kết quả thống kê theo dõi tình trạng phát triển thể chất của trẻ em như sau:
STT |
NỘI DUNG |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
1 |
Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân |
63/39.242 |
36/33.408 |
49/37.172 |
9/36.599 |
2 |
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi |
86/39.242 |
51/33.408 |
50/37.172 |
28/36.599 |
3 |
Trẻ thừa cân, béo phì |
1.046/39.242 |
965/33.408 |
895/37.172 |
747/36.599 |
Việt Đông