Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Ngày thương binh liệt sỹ Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Vì sao bệnh nhân thận cần tránh ăn cùng lúc dừa và chuối?
Chủ nhật: 11:39 ngày 27/07/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Những người có vấn đề về thận nên thận trọng khi tiêu thụ dừa và chuối do chúng có hàm lượng kali cao.

Khi thận gặp khó khăn trong việc lọc kali, những loại trái cây như dừa và chuối có thể dẫn đến tăng kali máu, gây yếu cơ, các vấn đề về tim và mệt mỏi. 

Sau đây là lý do tại sao 2 loại trái cây nhiệt đới này lại không tốt cho người bệnh thận - đặc biệt là khi ăn cùng nhau, theo trang Times of Indian (Ấn Độ).

Bệnh nhân Thận nên cẩn trọng khi ăn dừa, chuối (Ảnh: AI)

Ăn cùng lúc dừa và chuối gây tăng kali nguy hại cho người bệnh thận

Kali là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể bạn sử dụng cho các cơn co cơ, chức năng thần kinh và duy trì nhịp tim đều đặn. Thông thường, thận kiểm soát nồng độ kali bằng cách lọc bỏ những gì cơ thể bạn không cần.

Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị suy thận hoặc suy giảm chức năng thận, hệ thống này lọc trở nên bất thường. Ngay cả những thực phẩm hằng ngày cũng có thể khiến nồng độ kali tăng vọt.

Chuối nổi tiếng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 375-487 mg kali, quá đủ để được đưa vào danh sách "cẩn thận khi sử dụng" của bệnh nhân thận.

Dừa, đặc biệt là nước dừa và cơm dừa, có vẻ như là một món ăn bổ dưỡng, nhưng dừa cũng chứa một lượng kali đáng kể, thường bị bỏ qua.

Ăn riêng lẻ những loại quả này đã tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhiều bệnh nhân thận. Nếu kết hợp chúng lại với nhau, sẽ gây tăng kali máu.

Bác sĩ Parwez (ở Ấn Độ) chia sẻ: "Khi thận không hoạt động bình thường, việc đào thải kali sẽ trở nên khó khăn. Khi nồng độ kali trong máu tăng lên, nó sẽ làm tăng nguy cơ đau tim. Và trong những trường hợp như vậy, việc ăn các loại thực phẩm giàu kali như chuối hoặc dừa, hoặc ăn chúng cùng nhau, có thể gây ra nguy cơ lớn cho cơ thể".

Nồng độ kali cao có thể gây ra:

- Yếu cơ hoặc chuột rút.

- Mệt mỏi.

- Buồn nôn hoặc nhịp tim không đều hoặc, trong trường hợp nghiêm trọng, ngừng tim.

Hãy thay thế các loại trái cây giàu kali bằng các loại trái cây ít kali hơn như: Táo, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất …), dứa, nho, lê... Những loại trái cây này có thể mang lại hương vị và chất dinh dưỡng mà không làm tăng đột biến kali, gây nguy cơ cao với người bệnh thận./.

Theo Báo Thanh Niên

Xem link gốc
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh